Ads Top

Ads Top

Thứ Hai, 25 tháng 11, 2013

NHỮNG BÀI TOÁN HAY

Người viết: +Bành Quang Long Mem Bảy Hai

GIẢI TOÁN BẰNG CÁCH LẬP PHƯƠNG TRÌNH

Bài 1 :Hai vật chuyển động đều trên 1 đường tròn đường kính 20 cm, xuất phất cùng 1 lúc, từ cùng 1 điểm. Nếu chuyển động cùng chiều thì cứ 20 giây chúng lại gặp nhau. Nếu chuyển động ngược chiều thì cứ 4 giây chúng lại gặp nhau. Tính vận tốc của mỗi vật.

Gọi vận tốc 2 vật là x và y (cm/s). (x>y>0)

Lần lược lập đc các pt:

20x20y=20π

4x+4y=20π

Từ 2 phương trình trên gộp vào giải hệ phương trình 

Bài 2: Hai người ở hai địa điểm A và B cách nhau 3,6 km, khởi hành cùng một lúc và đi ngược chiều vs nhau, gặp nhau ở một địa điểm cách A là 2 km. Nếu cả hai cùng giữ nguyên vận tốc như trường hợp trên, nhưng người đi chậm hơn xuất phát trước người kia 6 phút thì họ sẽ gặp nhau ở chính giữa quãng đường. Tính vận tôc của môic người

Gọi x và y là vận tốc của mỗi người từ A và B

Theo dữ kiện đầu tiên ta sẽ nhận thấy được vận tốc của x lớn hơn vận tốc của y
 

NHỮNG BÀI TOÁN HAY DÀNH CHO HỌC SINH LỚP 5

Bài 1: Một tờ giấy hình vuông có diện tích là 72 cm2 thì đường chéo của tờ giấy đó dài bao nhiêu ?
Bài giải: 
Gọi tờ giấy hình vuông là ABCD. Nối hai đường chéo AC và BD cắt nhau tại O (hình vẽ).
Hình vuông được chia thành 4 tam giác vuông nhỏ có diện tích bằng nhau.
Diện tích tam giác AOB là : 72 : 4 = 18 (cm2).
Vì diện tích tam giác AOB bằng (OA x OB) : 2, do đó (OA x OB) : 2 = 18 (cm2). Suy ra OA x OB = 36 (cm2).
Vì OA = OB mà 36 = 6 x 6 nên OA = 6 (cm).
Vì AC = 2 x OA nên độ dài đường chéo của tờ giấy đó là : 6 x 2 = 12 (cm).

Bài 2: Trong đợt trồng cây đầu năm, lớp 5A cử một số bạn đi trồng cây và trồng được 180 cây, mỗi học sinh trồng được 8 hoặc 9 cây. Tính số học sinh tham gia trồng cây, biết số học sinh tham gia là một số chia hết cho 3.
Bài giải: 
Nếu mỗi bạn trồng 9 cây thì số người tham gia sẽ ít nhất và chính là : 180 : 9 = 20 (người). 
Vì 180 : 8 = 22 (dư 4) nên số người tham gia nhiều nhất là 22 người và khi đó có 4 người trồng 9 cây, còn lại mỗi người trồng 8 cây.
Theo đầu bài số người tham gia là một số chia hết cho 3 nên có 21 bạn tham gia. 
Bài 3: Cha hiện nay 43 tuổi. Nếu tính sang năm thì tuổi cha vừa gấp 4 tuổi con hiện nay. Hỏi lúc con mấy tuổi thì tuổi cha gấp 5 lần tuổi con ? Có bao giờ tuổi cha gấp 4 lần tuổi con không ? Vì sao ?
Bài giải: 
Tuổi của cha sang năm là :
43 + 1 = 44 (tuổi)
Tuổi của con hiện nay là :
44 : 4 = 11 (tuổi)
Tuổi cha hơn tuổi con là :
43 - 11 = 32 (tuổi)
Khi tuổi cha gấp 5 lần tuổi con thì cha vẫn hơn con 32 tuổi.
Ta có sơ đồ khi tuổi cha gấp 5 lần tuổi con như sau :
Nhìn vào sơ đồ ta thấy :
Tuổi con khi đó là : 32 : (5 - 1) = 8 (tuổi)
Nếu tuổi cha gấp 4 lần tuổi con, khi đó tuổi con là 1 phần thì tuổi cha là 4 phần như thế. Tuổi cha hơn tuổi con số phần là : 4 - 1 = 3 (phần), khi đó cha cũng vẫn hơn con 32 tuổi ; 32 không chia hết cho 3 nên không bao giờ tuổi cha gấp 4 lần tuổi con (vì ta coi tuổi con hàng năm là một số tự nhiên).
Bài 4: Có 4 bình (đánh số là 1, 2, 3, 4) đựng số lượng các hòn bi bằng nhau. Lấy ra từ bình thứ nhất một số viên bi, lấy gấp đôi số đó từ bình thứ hai, lấy gấp ba số đó từ bình thứ ba và cuối cùng lấy gấp bốn số đó từ bình thứ tư. Khi đó tổng số bi còn lại trong cả bốn bình là 40 viên và bình thứ tư còn lại đúng 1 viên bi. Hỏi ban đầu số lượng bi trong bốn bình là bao nhiêu ?
Bài giải: 
Số bi lấy ra từ bình 1 là :
(40 - 1 x 4) : (3 + 2 + 1) = 6 (viên).
Lúc đầu số lượng bi trong bốn bình là : (6 x 4 + 1) x 4 = 100 (viên).
Bài 5: Một đoàn tàu hỏa dài 200 m lướt qua một người đi xe đạp ngược chiều với tàu hết 12 giây. Tính vận tốc của tàu, biết vận tốc của người đi xe đạp là 18 km/giờ.
Bài giải: 
Đoàn tàu hỏa dài 200 m lướt qua người đi xe đạp hết 12 giây, có nghĩa là sau 12 giây tổng quãng đường tàu hỏa và xe đạp đi là 200 m. Như vậy tổng vận tốc của tàu hỏa và xe đạp là :
200 : 12 = 50/3(m/giây),
50/3 m/giây = 60 km/giờ.
Vận tốc của xe đạp là 18 km/giờ, thì vận tốc của tàu hỏa là :
60 - 18 = 42 (km/giờ).
Bài 6: Ba lớp 5A, 5B và 5C trồng cây nhân dịp đầu xuân. Trong đó số cây của lớp 5A và lớp 5B trồng được nhiều hơn số cây của 5B và 5C là 3 cây. Số cây của lớp 5B và 5C trồng được nhiều hơn số cây của 5A và 5C là 1 cây. Tính số cây trồng được của mỗi lớp. Biết rằng tổng số cây trồng được của ba lớp là 43 cây.
Bài giải: 
Cách 1: Vì số cây lớp 5A và lớp 5B trồng được nhiều hơn số cây của lớp 5B và 5C là 3 cây nên số cây của lớp 5A hơn số cây của lớp 5C là 3 cây. Số cây của lớp 5B và 5C trồng được nhiều hơn số cây của lớp 5A và 5C là 1 cây nên số cây của lớp 5B trồng được nhiều hơn số cây của lớp 5A là 1 cây.
Ta có sơ đồ :
Ba lần số cây của lớp 5C là :
43 - (3 + 3 + 1) = 36 (cây)
Số cây của lớp 5C là :
36 : 3 = 12 (cây). 
Số cây của lớp 5A là :
12 + 3 = 15 (cây).
Số cây của lớp 5B là :
15 + 1 = 16 (cây).

Cách 2: Hai lần tổng số cây của 3 lớp là : 43 x 2 = 86 (cây).
Ta có sơ đồ : 
Số cây của lớp 5A và 5C trồng được là :
(86 - 3 - 1 - 1) : 3 = 27 (cây).
Số cây của lớp 5B là :
43 - 27 = 16 (cây)
. Số cây của lớp 5B và 5C là :
27 + 1 = 28 (cây). 
Số cây của lớp 5C là : 
28 - 16 = 12 (cây).
Số cây của lớp 5A là : 
43 - 28 = 15 (cây).
Bài 7: Chứng tỏ rằng kết quả của phép nhân sau
3 x 3 x 3 x ... x 3
(2000 thừa số 3) là số có ít hơn 1001 chữ số.
Bài giải: 
Trong tích số A = 3 x 3 x 3 x ... x 3 gồm 2000 thừa số 3, kết hợp từng cặp số 3 được A = (3 x 3) (3 x 3) ... (3 x 3) = 9 x 9 x ... x 9 gồm 1000 thừa số 9.
Xét số B = 9 x 10 x ...x 10 thừa số 10 nên số B = 90...0 có 999 chữ số 0 và 1 chữ số 9, nghĩa là có 1000 chữ số. 
Vì 9 < 10 nên A = 9 x 9 x ... x 9 < B = 9 x10 x ... x 10 
Vậy số A có ít hơn 1001 chữ số.
Bài 8: Bốn bạn Xuân, Hạ, Thu, Đông có tất cả 61 viên bi. Xuân có số bi ít nhất, Đông có số bi nhiều nhất và là số lẻ, Thu có số bi gấp 9 lần số bi của Hạ. Hãy cho biết mỗi bạn có bao nhiêu viên bi ?
Bài giải: 
+ Số bi của Thu gấp 9 lần số bi của Hạ nên tổng số bi của Thu và Hạ là một số chẵn. Tống số bi của bốn bạn là số lẻ, số bi của Đông là số lẻ, tổng số bi của Hạ và Thu là số lẻ ; do đó số bi của Xuân phải là số chẵn.
+ Số bi của Hạ phải là số bé hơn 4 vì nếu số đó là 4 thì số bi của Thu là 4 x 9 = 36. Khi đó ít nhất Đông có số bi là 37 thì chỉ riêng tổng số bi của Thu và Đông đã vượt quá tổng số bi của bốn bạn (36 + 37 = 73 > 61).
+ Nếu số bi của Xuân là 2 thì số bi của Hạ là 3, số bi của Thu là 27
(3 x 9 = 27)
Số bi của Đông là :
61 - (2 + 3 + 27) = 29 (viên).
Bài 9: a) Hãy phân tích 20 thành tổng các số tự nhiên sao cho tích các số tự nhiên ấy cũng bằng 20. b) Bạn có thể làm như thế với bất kì số tự nhiên nào được không ?
Bài giải: 
Phân tích 20 thành tích các số tự nhiên khác 1.
20 = 2 x 2 x 5 = 4 x 5 = 10 x 2
Trường hợp : 2 x 2 x 5 = 20 thì tổng của chúng là : 2+ 2 + 5 = 9. Vậy để tổng bằng 20 thì phải thêm vào : 20 - 9 = 11, ta thay 11 bằng tổng của 11 số 1 khi đó tích sẽ không thay đổi.
Lí luận tương tự với các trường hợp : 20 = 4 x 5 và 20 = 10 x 2. Ta có 3 cách phân tích như sau :
Cách 1 :
20 = 2 x 2 x 5 x 1 x 1 x 1 x 1 x 1 x 1 x 1 x 1 x 1 x 1 x 1.
20 = 2 + 2 + 5 + 1 + 1 + 1 + 1 + 1 + 1 + 1 + 1 + 1 + 1 + 1.
Cách 2 :
20 = 4 x 5 x 1 x 1 x 1 x 1 x 1 x 1 x 1 x 1 x 1 x 1 x 1.
20 = 4 + 5 + 1 + 1 + 1 + 1 + 1 + 1 + 1 + 1 + 1 + 1 + 1.
Cách 3 :
20 = 10 x 2 x 1 x 1 x 1 x 1 x 1 x 1 x 1 x 1.
20 = 10 + 2 + 1 + 1 + 1 + 1 + 1 + 1 + 1 + 1.
b) Một số chia hết cho 1 và chính nó sẽ không làm được như trên vì tích của 1với chính nó luôn nhỏ hơn tổng của 1 với chính nó.
Bài 10: Tìm số tự nhiên a nhỏ nhất sao cho a chia cho 2 dư 1, chia cho 5 dư 1, chia cho 7 dư 3 và chia hết cho 9.
Bài giải: 
Vì a chia cho 2 dư 1 nên a là số lẻ.
Vì a chia cho 5 dư 1 nên a có tận cùng là 1 hoặc 6.
Do đó a phải có tận cùng là 1.
- Nếu a là số có hai chữ số thì do a chia hết cho 9 nên a = 81, loại vì 81 : 7 = 11 dư 4 (trái với điều kiện của đề bài).
- Nếu a là số có ba chữ số thì để a nhỏ nhất thì chữ số hàng trăm phải là 1. Khi đó để a chia hết cho 9 thì theo dấu hiệu chia hết cho 9 ta có chữ số hàng chục phi là 7 (để 1 + 7 + 1 = 9 9).
Vì 171 : 7 = 24 dư 3 nên a = 171.
Vậy số phải tìm nhỏ nhất thỏa mãn điều kiện của đề bài là 171.
Bài 11: Số này nằm trong phạm vi các số tự nhiên từ 1 đến 58. Khi viết "nó" không sử dụng các chữ số 1 ; 2 ; 3. Ngoài ra "nó" là số lẻ và không chia hết cho các số 3 ; 5 ; 7. Vậy "nó" là số nào ?
Bài giải: 
Nó là số lẻ nằm trong phạm vi các số tự nhiên từ 1 đến 58, khi viết nó không sử dụng các chữ số 1 ; 2 ; 3 nên nó có thể là : 5 ; 7 ; 9 ; 45 ; 47 ; 49 ; 55 ; 57 ; 59. Nhưng nó không chia hết cho 3 ; 5 ; 7 nên trong các số trên chỉ có số 47 là thỏa mãn. Vậy nó là số 47. 
Bài 12: Bạn Tân thực hiện phép chia một số cho 12 thì dư 1 và chia số đó cho 14 thì dư 2. Bạn hãy chứng tỏ Tân đã làm sai ít nhất một phép tính.
Bài giải: 
A = 12 x p + 1 = 14 x q + 2 (với p ; q là số tự nhiên)
Ta thấy : 12 x p là số chẵn nên A = 12 x p + 1 là số lẻ.
14 x q là số chẵn nên A = 14 x q + 2 là số chẵn.
A không thể vừa lẻ vừa chẵn nên chắc chắn có ít nhất một phép tính sai.
Bài 13: Vườn cây bà Thược có số cây chưa đến 100 và có 4 loại cây : xoài, cam, mít, bưởi. Trong đó số cây xoài chiếm 1/5 số cây, số cây cam chiếm 1/6 số cây, số cây bưởi chiếm1/4 số cây và còn lại là mít. Hãy tính xem mỗi loại có bao nhiêu cây ?
Bài giải: 
Số cây xoài chiếm 1/5 số cây, số cây cam chiếm 1/6 số cây, số cây bưởi chiếm 1/4 số cây nên số cây trong vườn phải chia hết cho 4, 5, 6. Mà 6 = 2 x 3 nên số cây trong vườn phải chia hết cho 3, 4, 5. Số nhỏ hơn 100 chia hết cho 3, 4, 5 là 60. Vậy số cây trong vườn là 60 cây.
Số cây xoài trong vườn là : 60 : 5 = 12 (cây)
Số cây cam trong vườn là : 60 : 6 = 10 (cây)
Số cây bưởi trong vườn là : 60 : 4 = 15 (cây)
Số cây mít trong Vườn là : 60 - (12 + 10 + 15) = 23 (cây)
Đáp số : xoài : 12 cây ; cam : 10 cây ; bưởi : 15 cây ; mít : 23 cây
Bài 14: Trường Tiểu học Xuân Đỉnh tham gia hội khỏe Phù Đổng, có 11 học sinh đoạt giải, trong đó có 6 em giành ít nhất 2 giải, có 4 em giành ít nhất 3 giải và có 2 em giành mỗi người 4 giải. Hỏi trường đó đã giành được bao nhiêu giải ?
Bài giải: 
Có 11 em đoạt giải, trong đó có 6 em giành ít nhất 2 giải nên số học sinh giành mỗi em 1 giải là : 11 - 6 = 5 (em). Có 6 em giành ít nhất 2 giải, trong đó có 4 em giành ít nhất 3 giải nên số em giành mỗi em 2 giải là : 6 - 4 = 2 (em). Có 4 em giành ít nhất 3 giải trong đó có có 2 em giành mỗi em 4 giải nên số em giành mỗi em 3 giải là : 4 - 2 = 2 (em). Số em giành từ 1 đến 4 giải là : 5 + 2 + 2 + 2 = 11 (em). Do đó không có em nào giành được nhiều hơn 4 giải. Vậy số giải mà trường đó giành được là : 1 x 5 + 2 x 2 + 3 x 2 + 4 x 2 = 23 (giải).
Bài 15: Tính nhanh tổng sau :
Bài giải: 
Đặt tổng trên bằng A ta có : 
Bài 16: Tìm số tự nhiên a để biểu thức : A = 4010 - 2005 : (2006 - a) có giá trị nhỏ nhất.
Bài giải: 
Để A có giá trị nhỏ nhất thì số trừ 2005 : (2006 - a) có giá trị lớn nhất không vượt quá 4010. Để 2005 : (2006 - a) có giá trị lớn nhất thì số chia (2006 - a) có giá trị nhỏ nhất lớn hơn 0.
Vậy 2006 - a = 1
a = 2006 - 1
a = 2005.
Bài 17: Một lớp có 29 học sinh. Trong một lần kiểm tra chính tả. bạn Xuân mắc 9 lỗi, còn các bạn trong lớp mắc ít lỗi hơn. Chứng minh rằng : Trong lớp có ít nhất 4 bạn có số lỗi bằng nhau (kể cả trường hợp số lỗi bằng 0).
Bài giải: 
Vì các bạn trong lớp đều có ít lỗi hơn Xuân, nên các bạn chỉ có số lỗi từ 0 đến 8. Trừ Xuân ra thì số bạn còn lại là : 29 - 1 = 28 (bạn). Nếu chia các bạn còn lại thành các nhóm theo số lỗi thì tối đa có 9 nhóm. Nếu mỗi nhóm có không quá 3 bạn thì 9 nhóm sẽ có không quá 3 x 9 = 27 (bạn). Điều này mâu thuẫn với số bạn còn lại là 28 bạn. Chứng tỏ ít nhất phải có một nhóm có quá 3 bạn tức là trong lớp có ít nhất có 4 bạn có số lỗi bằng nhau.


GIẢI TOÁN BẰNG ĐẠI LƯỢNG TỈ LỆ

Ví dụ 1: Hưng đi xe đạp từ nhà lên huyện với vận tốc 12 km/giờ. Sau đó trở về với vận tốc 10 km/giờ. Tính quãng đường từ nhà lên huyện biết rằng thời gian lúc về lâu hơn lúc đi là 10 phút.
Nhận xét: Ta thấy Hưng đi và về trên cùng một đoạn đường từ nhà lên huyện. Do đó thời gian đi và về sẽ tỉ lệ nghịch với vận tốc lúc đi và vận tốc lúc về. ở đây tỉ số về vận tốc giữa lúc đi và lúc về là 12/10 = 6/5. Vậy tỉ số giữa thời gian đi và thời gian về là 5/6. Mà thời gian lúc về lâu hơn lúc đi là 10 phút hay nhiều hơn 10 phút. Từ đó ta có sơ đồ:

Thời gian lúc về hết là:
10: (6 - 5) x 6 = 60 (phút)
Đổi: 60 phút = 1 giờ
Quãng đường từ nhà lên huyện là:
10 x 1 = 10 (km)
Đáp số: 10 km.

Ví dụ 2: Cho tam giác ABC có diện tích 75 cm2. Trên BC lấy M sao cho BM = 2/3 BC. Tính diện tích tam giác ABM.
Nhận xét: Ta thấy tam giác ABM và tam giác ABC có cùng chiều cao là AH ; hai đáy tương ứng là BM và BC. Do đó đáy và diện tích là hai đại lượng tỉ lệ thuận với nhau.

ở đây tỉ số về hai đáy là: BM/BC = 2/3. Vậy tỉ số về diện tích của hai tam giácABM và ABC là 2/3. Vì diện tích tam giác ABC bằng 75 cm2, nên diện tích tam giác ABM là:
75: 3 x 2 = 50 (cm2).
Đáp số: 50 cm2.

Ví dụ 3: Cô giáo xếp chỗ ngồi cho học sinh lớp 4A. Nếu xếp mỗi bàn 4 bạn thì thiếu một bàn. Nếu xếp mỗi bàn 5 bạn thì thừa một bàn. Hỏi lớp đó có bao nhiêu bàn, bao nhiêu học sinh ?
Nhận xét: Số học sinh không đổi nên số bàn và số học sinh xếp ở mỗi bàn là hai đại lượng tỉ lệ nghịch với nhau.
Số bàn cần có để xếp 4 bạn 1 bàn nhiều hơn số bàn cần có để xếp 5 bạn 1 bàn là: 1 + 1 = 2 (bàn)
ở đây tỉ số giữa số bạn xếp ở một bàn 4 bạn và một bàn 5 bạn là. Do đó tỉ số giữa số bàn khi xếp một bàn 4 bạn và một bàn 5 bạn là.
Vậy ta có sơ đồ:

Số bàn cần đủ để xếp 4 bạn một bàn là: 2: (5 - 4) x 5 = 10 (bàn)
Số bàn lớp 4A là: 10 - 1 = 9 (bàn)
Số học sinh lớp 4A là: 4 x 9 + 4 = 40 (học sinh)
Đáp số: 9 bàn ; 40 học sinh.

Sau đây là một số bài toán để các em làm thử:
1. Một hình chữ nhật có chiều dài gấp 4 lần chiều rộng. Hỏi nếu tăng chiều dài thêm một đoạn bằng chiều rộng thì chiều rộng sẽ thay đổi như thế nào để diện tích hình đó không thay đổi.
2. Đội tuyển học sinh giỏi có số bạn nam gấp 3 lần số bạn nữ. Thầy giáo nhẩm tính rằng nếu thay 3 bạn nam bằng 3 bạn nữ thì số bạn nam chỉ nhiều hơn số bạn nữ là 6 bạn. Hỏi đội tuyển đó có bao nhiêu bạn nam, bao nhiêu bạn nữ.
3. Ba tổ trồng được tất cả 120 cây. Biết rằng số cây của tổ 1 và tổ 2 trồng được nhiều hơn số cây trồng được của tổ 2 và tổ 3 là 10 cây. Số cây của tổ 2 và tổ 3 trồng được ít hơn số cây của tổ 3 và tổ 1 trồng được là 5 cây. Tính số cây mỗi tổ trồng được.

BÀI TOÁN NÂNG CAO LỚP 8

|3x-5|=|x+2| có mấy cách giải

TRẢ LỜI

Với các phương trình có dấu giá trị tuyệt đối như bài này, ta có hai cách giải:

Cách 1: áp dụng IaI = IbI <=> a = (+ - ) b
Cách 2: áp dụng IaI = IbI <=> a^2 = b^2

Theo cách 1 ta có:

I3x - 5I = Ix + 2I <=> 3x - 5 = x + 2 và I3x - 5I = Ix + 2I <=> 3x - 5 = - x - 2
Với
I3x - 5I = Ix + 2I <=> 3x - 5 = x + 2
<=> 2x = 7 <=> x = 7/2
Với I3x - 5I = Ix + 2I <=> 3x - 5 = - x - 2
<=> 4x = 3 <=> x = 3/4

Theo cách 2 ta có:
I3x - 5I = Ix + 2I <=> (3x - 5)^2 = (x + 2)^2
<=> 9x^2 - 30x + 25 = x^2 + 4x + 4
<=> 8x^2 - 34x + 21 = 0
<=> 8x^2 - 6x - 28x + 21 = 0
<=> (8x^2 - 6x) - (28x - 21) = 0
<=> 2x (4x - 3) - 7 (4x - 3) = 0
<=> (4x - 3) (2x - 7) = 0
<=> 4x - 3 = 0 <=> x = 3/4
Và 2x - 7 = 0 <=> x = 7/2


https://fbcdn-sphotos-b-a.akamaihd.net/hphotos-ak-ash4/s720x720/723_566655793348451_656467851_n.jpghttps://fbcdn-sphotos-b-a.akamaihd.net/hphotos-ak-prn2/1499445_766528990027796_166637813_n.jpg

Không có nhận xét nào:

Ads Home

About Us

Số lượt thăm trang

Bài đăng gần đây

recentposts

Popular